Hướng dẫn cách sửa lỗi laptop không kết nối được wifi

Laptop không kết nối được Wifi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân có thể xảy ra và cách khắc phục.

Khởi động lại laptop

Laptop không kết nối được wifi - hình 1

Trước hết khi laptop không kết nối được Wifi bạn hãy làm các bước khắc phục sự cố cơ bản. Khởi động lại router, modem và laptop của bạn.

Lỗi xung đột IP không phải trường hợp hiếm gặp nếu có nhiều thiết bị cùng truy cập Internet qua một router. Hai máy tính trong cùng một mạng mà trùng IP sẽ gây ra lỗi xung đột IP.

Ngoài ra, luôn có khả năng hệ thống xảy ra sự cố, vì vậy, bạn cũng nên khởi động lại laptop. Khởi động lại thiết bị của bạn sẽ giải quyết tình trạng ngừng trệ. Bạn hãy thử kết nối dây với mạng LAN của bạn. Nếu sự cố chỉ liên quan đến kết nối Wi-Fi, hãy khởi động lại modem và router của bạn.

Tắt nguồn và đợi một lúc trước khi bật lại. Ngoài ra nếu bạn vô tình tắt Wi-Fi, hãy nhớ bật nó lại.

Cài đặt lại network drivers

Một trong những lí do khiến laptop không kết nối được wifi là vì network driver bị lỗi, bạn hãy cài đặt lại theo cái bước dưới đây:

1. Nhấp chuột phải vào nút Start và mở Device Manager.

2. Tìm và mở mục Network adapters.

3. Nhấp chuột phải vào thiết bị Wi-Fi mà bạn đang sử dụng và nhấp vào mục Uninstall device.

Laptop không kết nối được wifi - hình 2

4. Khởi động lại máy tính.

Trong Windows 10, hầu hết các driver đã được cài đặt tự động thông qua Windows Update. Tuy nhiên, những driver được dùng chung này không phải lúc nào cũng tốt nhất để làm việc.

Mặt khác, nếu bạn đã nâng cấp từ Windows 7 lên Windows 10, thì hãy đảm bảo cập nhật driver cho Windows 10.

Hệ thống sẽ tự động cài đặt driver bị thiếu cho Network adapter. Nếu vì lý do nào đó mà Windows không cập nhật được driver, bạn có thể thực hiện cài đặt theo cách thủ công theo các bước sau đây:

1. Nhấp chuột phải vào nút Start và mở Device Manager từ menu Power User.

2. Mở mục Network adapters.

3. Nhấp chuột phải vào Wi-Fi Network adapter và nhấp vào Update driver.

Cập nhật driver tự động

Bước trên sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến driver. Tuy nhiên, driver đóng vai trò quan trọng với việc giữ hệ thống ổn định. Và không phải lúc nào bạn cũng có thể chú ý đến driver.

Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên sử dụng phần mềm của bên thứ ba để giúp bạn tải driver mới và đáng tin cậy trong vòng vài giây.

Một số lỗi và lỗi phổ biến nhất của Windows là do driver cũ hoặc không tương thích. Việc thiếu hệ thống cập nhật có thể dẫn đến việc trễ, lỗi hệ thống hoặc thậm chí là BSoD. Để tránh những sự cố này, bạn có thể sử dụng công cụ tự động tìm, tải xuống và cài đặt phiên bản driver phù hợp trên PC Windows của bạn chỉ trong vài cú nhấp chuột và Vietnix khuyên bạn nên dùng DriverFix.

Sau đây là các bước để cài đặt:

2. Tải xuống và cài đặt DriverFix.

2. Mở và chạy chương trình.

3. Chờ DriverFix tìm tất cả các driver bị lỗi của bạn.

4. Bây giờ phần mềm sẽ hiển thị cho bạn tất cả các driver có vấn đề và bạn chỉ cần chọn những driver bạn muốn khắc phục.

5. Chờ DriverFix tải xuống và cài đặt driver mới.

6. Khởi động lại PC để hệ thống ghi nhận thay đổi.

Chạy Windows Troubleshooter

1. Nhấp chuột phải vào biểu tượng Wi-Fi ở dưới cùng và nhấp vào Troubleshoot problems.

2. Làm theo hướng dẫn cho đến khi troubleshooter giải quyết được sự cố hoặc ít nhất là phát hiện được sự cố.

Laptop không kết nối được wifi - hình 3

3. Đóng trình troubleshooter.

Windows Troubleshooter thường bị mọi người bỏ qua khi sự cố xuất hiện. Vì tỷ lệ giải quyết vấn đề không thực sự cao.

Tuy nhiên, việc tìm và xác định lỗi có thể hữu ích ở các bước phía dưới. Đôi khi do xung đột IP, đôi khi là do Wi-Fi radio (gồm driver hoặc công tắc vật lý), SSID (sự cố mạng) hoặc có thể ISP (Nhà cung cấp dịch vụ Internet) đang gặp sự cố.

Tuy nhiên trong trường hợp laptop không kết nối được Wi-fi nhưng máy tính kết nối có dây thì có thể thì chỉ có một số ít nguyên nhân.

Vì vậy, không nên bỏ qua Troubleshooters mà hãy thử dùng trước nếu không khả thi, bạn hãy chuyển sang các giải pháp khác. Trong trường hợp bạn vẫn không thể kết nối, hãy thử thêm các bước phía dưới.

Thay mới IP và flush DNS

Một số trường hợp laptop không kết nối được Wifi là do thiết bị bạn xung đột IP, để khắc phục bạn có thể thay mới IP theo các bước sau đây:

1. Trong thanh tìm kiếm của Windows, gõ cmd sau đó nhấp chuột phải vào Command prompt, và bấm vào Run as an administrator.

Laptop không kết nối được wifi - hình 4

2. Trong dòng lệnh, nhập các lệnh sau đây và nhấn Enter sau mỗi lệnh:

ipconfig /release

ipconfig /renew

Laptop không kết nối được wifi - hình 5

3. Chờ một lúc sau đó nhập lệnh này và nhấn Enter:

ipconfig /flushdns

4. Đóng Command Prompt và thử kết nối lại với Wi-Fi.

Nếu xung đột IP với một thiết bị được kết nối khác, bạn luôn có thể khởi động lại (khi bạn khởi động lại router, nó sẽ chỉ định lại IP).

Tuy nhiên, DNS cache thu thập dữ liệu domain của bạn và có thể ảnh hưởng xấu đến kết nối. DNS dùng để dịch hostname thành IP và IP thành hostname. Tất cả các bản dịch đã thu thập được lưu trữ trong DNS cache và chồng chất lên nhau nên đôi khi có thể làm mất kết nối. Nhưng bạn có thể đặt lại DNS và làm mới IP như các bước ở trên.

Hiện và đổi tên SSID

Laptop không kết nối được wifi - hình 6

Vì một số lý do, người dùng không thể kết nối với các mạng có tên khác thường, có nghĩa là bạn nên đặt lại tên chúng một cách đơn giản hơn.

Chạy System Scan để phát hiện các lỗi tiềm ẩn.

  • Download Restoro PC Repair Tool.
  • Nhấp vào Start Scan để tìm sự cố Windows.
  • Nhấp vào Repair All để khắc phục sự cố bằng Patented Technologies.

Chạy PC Scan bằng Restoro Repair Tool để tìm các lỗi gây ra sự cố bảo mật và làm chậm máy. Sau khi quét hoàn tất, quá trình sửa chữa sẽ thay thế các file bị hỏng bằng các file Windows mới.

Vì vậy đặt tên theo các kí tự chữ và số tiêu chuẩn không có biểu tượng cảm xúc và ký tự Unicode trong tên SSID và thử lại.

Mặc dù các thiết bị khác có thể xác định dễ dàng nhưng laptop là một ngoại lệ duy nhất. Hơn nữa, đôi khi SSID ẩn cần được chèn thủ công trong khi kết nối. Bỏ ẩn và sau đó thử lại.

Sử dụng băng tần 2.4 GHz thay vì băng tần 5 GHz trên bộ định tuyến băng tần kép

1. Bấm tổ hợp Windows + S, nhập Control và mở Control Panel.

2. Từ dạng xem Category, mở Network and Internet.

Laptop không kết nối được wifi - hình 7

3. Mở Network and Sharing Center.

Laptop không kết nối được wifi - hình 8

4. Chọn Change adapter settings trong phần bên trái.

Laptop không kết nối được wifi - hình 9

5. Nhấp chuột phải vào mạng Wifi của bạn và chọn Properties.

Laptop không kết nối được wifi - hình 10

6. Nhấp vào nút Configure.

Laptop không kết nối được wifi - hình 11

7. Chọn thẻ Advanced.

8. Trong phần bên trái cuộn tìm WZC IBSS Number Channel.

9. Từ menu ở dưới Value chọn 16, hoặc 11.

10. Bấm OK để lưu thay đổi.

Laptop không kết nối được wifi - hình 12

Băng tần 5 GHz tốt hơn ở một số khía cạnh. Tốc độ nhanh hơn, ít đông đúc hơn vì hầu hết các thiết bị không sử dụng Wi-Fi khác đều sử dụng 2,4 GHz và nó ổn định hơn.

Tuy nhiên, có hai điều tốt ở 2,4 GHz. Thứ nhất, tín hiệu của nó đi xa hơn và dễ dàng xuyên qua tường hay vật cản. Thứ hai, nó hỗ trợ các thiết bị cũ hơn với các tiêu chuẩn không dây cũ hơn.

Vì vậy, nếu tất cả các thiết bị trong gia đình bạn (thiết bị cầm tay, thiết bị thông minh hoặc PC) được kết nối trên 5 GHz và hoạt động tốt, thì hãy kết nối laptop của bạn với băng tần 2,4 GHz.

Ngoài ra, nếu bạn có phần mềm đủ tốt, hãy đảm bảo chọn các kênh 1, 6 hoặc 11 để chúng không trùng lặp với nhau. Bạn cũng có thể làm điều đó trong Advanced adapter’s settings.

Thay đổi adapter Power Settings

1. Nhấp chuột phải vào Battery icon trong khu vực thông báo và mở Power Options.

2. Trong các preferred power plan (trường hợp này là Balanced), nhấp vào Change plan settings.

3. Nhấp vào Change advanced power settings.

Laptop không kết nối được wifi - hình 13

4. Mở Wireless Adapter Settings sau đó mở Power Saving Mode.

5. Đặt Power Saving Mode khi dùng pin và khi cắm sạc ở Maximum Performance.

6. Lưu thay đổi sau đó đóng cửa sổ.

Laptop không kết nối được wifi - hình 14

Mặt khác nếu lỗi không nằm ở Power Settings, chuyển sang bước tiếp theo.

Có nhiều tùy chọn về nguồn điện sẽ ảnh hưởng đến Wi-Fi. một số lựa chọn khi tiết kiệm điện sẽ chặn luôn Wifi.

Power Settings quan trọng trên laptop vì chúng là thiết bị phụ thuộc vào pin trong nhiều trường hợp khác nhau.

Bạn có thể đặt High-Performance power plan hoặc thay đổi các tùy chọn riêng lẻ liên quan đến Network adapter.

Làm theo các bước trên để đảm bảo rằng Power settings sẽ không ảnh hưởng đến wifi của bạn gây mất kết nối.

Tắt chương trình chống virus tạm thời

Laptop không kết nối được wifi - hình 15

Các chương trình chống vi-rút của bên thứ ba luôn trong tình trạng lo sợ các mối đe dọa phần mềm độc hại nguy hiểm gây ra.

Tuy được cải thiện nhiều nhưng đôi khi nó sẽ hoạt động bảo vệ quá mức. Có nghĩa là một số tính năng bảo mật dựa trên tường lửa và / hoặc bảo vệ mạng có thể chặn kết nối Wi-Fi của bạn. Nên vô hiệu hóa tạm thời chương trình chống vi-rút có thể giải quyết được sự cố kết nối mạng.

Tắt IPv4 hoặc IPv6

1. Nhấn Windows key + I để mở Settings.

2. Mở Network & Internet.

Laptop không kết nối được wifi - hình 16

3. Trong phần trạng thái chọn Change adapter options.

Laptop không kết nối được wifi - hình 17

4. Nhấp chuột phải vào Wi-Fi adapter và mở Properties.

Laptop không kết nối được wifi - hình 18

5. Disable IPv4, lưu thay đổi và try connecting via Wi-Fi.

6. Nếu vẫn còn vấn đề hãy re-enable IPv4 and disable IPv6.

Laptop không kết nối được wifi - hình 19

7. Nhấp OK và xem thay đổi.

Giao thức internet IPv4 và kế nhiệm của nó IPv6 hầu hết hoạt động theo kiểu cộng sinh, nhưng tùy vào cấu hình và network adapter của bạn nó có thể ngăn kết nối.

Những gì bạn có thể thử là vô hiệu hóa IPv4 hoặc IPv6 (hiển nhiên không phải cả hai cùng một lúc) và xem các thay đổi.

Chuyển sang các tùy chọn khôi phục

1. Gõ Recovery trong thanh tìm kiếm của Windows và mở Recovery.

Laptop không kết nối được wifi - hình 20

2. Nhấp vào Open System Restore.

3. Nhấp vào Next trong hộp thoại.

4. Chọn preferred restore point (nơi Wi-Fi hoạt động mà không gặp sự cố).

Laptop không kết nối được wifi - hình 21

5. Nhấp Next và nhấp Finish để quá trình khôi phục bắt đầu.

Laptop không kết nối được wifi - hình 22

6. Quá trình có thể tốn một khoảng thời gian, hãy đợi đến khi hoàn tất.

Nếu laptop của bạn không kết nối được Wifi dù thực hiện tất cả bước trên thì có một bước cuối cùng.

System Restore luôn là một cách hiệu quả tốt khi có sự cố. Tuy nhiên, bên cạnh System Restore, Windows 10 cung cấp một tùy chọn khôi phục nâng cao hơn có thể hữu ích. Nếu hệ thống của bạn có vấn đề gì đó và nó đủ nghiêm trọng hoàn toàn mất kết nối Wi-Fi.

Bạn có thể sử dụng tùy chọn Reset this PC trong Windows 10:

1. Nhấn Windows key + I để mở Settings.

2. Mở Update & Security.

Laptop không kết nối được wifi - hình 23

3. Chọn Recovery trong phần bên trái.

4. Dưới phần Reset this PC, nhấp vào Get started.

Laptop không kết nối được wifi - hình 24

5. Chọn bảo toàn dữ liệu và khôi phục PC của bạn về cài đặt mặc định.

>> Hướng dẫn khôi phục cài đặt gốc cho Windows 10

Và trên đây là tất cả các cách khắc phục khi laptop không kết nối được Wifi, hi vọng vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.

Chủ yếu hướng dẫn gồm cách cách khắc phục phần mềm nên sẽ không hiệu quả nếu phần cứng của bạn bị lỗi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *