Cầu Nguyễn Văn Trỗi chiếc cầu đầu tiên nối hai bờ Sông Hàn
– Khi đến với Đà Nẵng ” Thành phố Đáng Sống” dọc bờ Sông Hàn biểu tượng của Thành phố Đà Nẵng chúng ta sẻ bắt gặp được những cây cầu mang biểu tượng Thành phố của những cây cầu ở VIệt Nam như:
- Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam (dài 1.850m, hơn cầu Mỹ Thuận 300m) bắc qua eo biển, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng đã được khánh thành năm 2009,
- Cầu sông Hàn, cây cầu xoay duy nhất của Việt Nam, được xây dựng bằng tiền quyên góp của nhân dân thành phố. Khánh thành vào năm 2000,
- Trần Thị Lý hiện nay, đã được khởi công xây dựng. Cầu có tổng vốn đầu tư 1.498 tỷ đồng, là loại cầu dây văng một trụ tháp nghiêng, cao 145 m so với mức nước biển, trên đỉnh tháp có bố trí một vọng cảnh phục vụ cho du khách tham quan thành phố.
- Cầu Tuyên Sơn là cầu bê tông cốt thép.
- Cầu Cẩm Lệ là cây cầu bắc qua sông Cẩm Lệ, một nhánh của sông Hàn.
- Cầu Rồng bắc qua sông Hàn hiện nay đang xây dựng, nối dài tuyến đường Nguyễn Văn Linh từ sân bay Quốc tế Đà Nẵng đến đường Hoàng Sa – Trường Sa. Cầu có tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng do công ty Louis Bergen Group, Inc (Mỹ) thiết kế. Cầu Rồng mô phỏng hình con rồng mạnh mẽ vươn ra biển, có chiều dài 666 m với 6 làn xe, 2 làn đi bộ. Dự kiến cầu Rồng sẽ hoàn thành vào năm 2013.
- Cầu Hòa Xuân là cầu bê tông cốt thép, nối giữa trung tâm phường Hòa Xuân bờ Đông với đường Cách mạng Tháng Tám bờ Tây sông Hàn.
– Bên cạnh những cây cầu mang tầm cở châu lục như vậy chúng ta còn bắt gặp một cây cầu bé nhỏ giữa những cây cầu hiện đại và cao ốc đua nhau vươn tầm.Đó là cầu Nguyễn Văn Trỗi nằm xác bên cạnh Cầu Trần Thị Lý.
Cầu Trần Thị Lý – Nguyễn Văn Trỗi
– Nhiều người sẻ tự hỏi vì sao đã xây dựng một cây cầu khác thay thế, phương tiện giao thông không lưu thông trên cầu nữa mà sao Thành phố không phá bỏ cây cầu này đi? Tôi cũng từng nghỉ như vậy và tôi đã tìm hiểu trên mạng internet và nghe một số người dân Đà Nẵng kể về lịch sử của chiếc cầu Nguyễn Văn Trỗi, từ đó tự trả lời ” ah vì như vậy nên thành phố muốn giữ lại chiếc cầu”.
Lịch sử của cầu Nguyễn Văn Trỗi:
– Cầu Nguyễn Văn Trỗi được xây dựng vào những năm thâp niên 60 và được đổi qua nhiều cái tên khác nhau. Được lắp ghép từ các ống thép, mặt cầu bằng gỗ dùng để phục vụ cho việc chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng sâu Tiên Sa vào thị xã Đà Nẵng”.Đây là cây cầu đầu tiên nối hai bờ Sông Hàn và đây là lý do chính mà Thành Phố Đà Nẵng giữ lại chiếc cầu này.
– Theo những người lớn tuổi kể lại Thành Phố Đà Nẵng Từ năm 1954 đến 6 tháng 1 năm 1973, được chia làm 3 quận: Quận 1, Quận 2 và Quận 3 ( bao gồm Quận Sơn Trà và Quận Ngũ Hành Sơn hôm nay)
– Từ năm 1952 người Pháp xây dựng cây cầu đầu tiên bắt qua dòng Sông Hàn nhằm mục đích làm nhiệm vụ thông thương nối hai bờ Sông Hàn và lấy tên là De Lattre là một thống chế quân đội của pháp tham gia cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
– Đến năm 1955 tất cả các các con đường mang tên người Pháp (trừ Pasteur và Yersin, hai ân nhân của nhân loại) đều được đổi tên thành tên Việt Nam và Cầu De Lattre từ đó chuyển tên thành Cầu Trịnh Minh Thế là một tướng lĩnh của Việt Nam Cộng Hòa.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Đà Nẵng
– Sau ngày giải phóng Cầu được lấy tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi là để tưởng nhớ người thực hiện cuộc đánh bom nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1964.Chúng ta tìm hiểu sơ qua về người anh hùng “Nguyễn Văn Trỗi”
– Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam.
– Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và đại sứ tương lai Henry Cabot Lodge, Jr. đến thăm Việt Nam Cộng hòa vào tháng 5/1963 để hoạch định sách lược chiến tranh ở Việt Nam[1]. Anh bị bắt giam và bị chính phủ Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình.
– Sau sự kiện này, quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tôn vinh anh là một người chiến sỹ anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam.
– Từ năm 2013 đến nay Cầu Trần Thị Lý chính thức đi vào hoạt động thay thế cho cây cầu Nguyễn Văn Trỗi, Hiện, cây cầu này được giữ lại như một kỷ vật của Đà Nẵng để phục vụ cho phố đi bộ và phát triển du lịch.
Kiến Trúc Cầu Nguyễn Văn Trỗi:
Cầu Nguyễn Văn Trỗi gồm 14 nhịp giàn thép Poni dài hơn 500m, khổ cầu 10,5m, không có lề dành cho người đi bộ, từng được sửa chữa năm 1978 và 1996.
Hiện nay Đà Nẵng đang có kế hoạch xây dựng phố đi bộ dọc Sông Hàn từ Cầu Rồng đến Cầu Trần Thị Lý ,Biến cầu Nguyễn Văn Trỗi thành phố đi bộ sông Hàn giữ được nét đáng yêu, quê mùa như ký ức người Đà Nẵng mà vẫn đi cùng sự vận động không ngừng của thành phố, góp phần tô điểm đô thị. Và nhờ vậy từ một cây cầu vốn sinh ra để phục vụ chiến tranh, cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ trở thành điểm nhấn của nhịp sống thanh bình của Đà Nẵng. Cho dù những khối sắt thép đã ngả màu xám xịt vì mưa nắng thì Cây Cầu Nguyễn Văn Trỗi vẫn còn lưu lại giá trị lịch sử sâu sắc trong lòng người dân Đà Nẵng và du khách đến với thành phố của những cây cầu